Dư nợ là gì? Giải đáp toàn bộ thắc mắc về dư nợ tín dụng

Các dịch vụ cho vay tín chấp, vay thế chấp, vay tiền online… ngày càng trở nên phổ biến trên thị trường. Khách hàng muốn đăng ký sử dụng các gói dịch vụ cho vay cần phải có kiến thức cơ bản về một số thuật ngữ được sử dụng phổ biến như dư nợ.

Nếu bạn chưa biết dư nợ là gì thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về khái niệm, các kiểu dư nợ phổ biến và một vài lưu ý khi vay bằng hình thức này.

Định nghĩa dư nợ là gì?

Dư nợ (Debt) là khái niệm nói đến số tiền mà khách hàng đang vay nợ ngân hàng hoặc đơn vị/tổ chức tín dụng nào đó. Đây là khoản vay tính đến một thời điểm nhất định đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: Thẻ tín dụng, sản phẩm vay tín dụng, vay tín chấp,…

Chỉ khi nào khách hàng thanh toán hết nợ cho đơn vị tài chính thì dư nợ sẽ bằng 0.

Tìm hiểu về khái niệm dư nợ
Tìm hiểu về khái niệm dư nợ

Các kiểu dư nợ phổ biến nên biết

Trong lĩnh vực tài chính, dư nợ đến từ nhiều khoản vay khác nhau của khách hàng. Chính điều này đã làm nảy sinh ra nhiều khái niệm dư nợ khác. Trong đó, có các khái niệm dư nợ phổ biến như sau:

Dư nợ cho vay

Dư nợ cho vay là khái niệm nói về số dư nợ của khách vay tại một thời điểm xác định đối với đơn vị tài chính. Đây là số dư nợ cần thu hồi dựa theo quy định tại hợp đồng cho vay giữa 2 bên.

Thẻ tín dụng sẽ phát sinh dư nợ cho vay thông qua hợp đồng cho vay trả góp. Chính xác hơn, đây là số tiền khách vay sử dụng, chi tiêu trong kỳ sao kê.

Trường hợp khách hàng không thực hiện thanh toán dư nợ đúng hạn, các đơn vị tài chính sẽ đưa ra hình phạt bằng cách phát sinh chi phí trả chậm và tăng thêm lãi suất. Và điều này dẫn đến thông tin tín dụng có nợ xấu.

Dư nợ tín dụng

Dư nợ tín dụng là số dư nợ còn lại tại thời điểm tra cứu. Khách hàng có nhu cầu mở thẻ tín dụng hoặc đăng ký vay tiền thì các đơn vị tài chính sẽ dựa vào dư nợ tín dụng và lịch sử trả nợ để làm căn cứ cho vay.

Chính xác hơn, các đơn vị tài chính căn cứ vào điểm tín dụng CIC và dư nợ tín dụng của người đi vay để xét duyệt.

Đối với các trường hợp khách hàng có khoản dư nợ hiện tại quá lớn và xuất hiện nợ xấu trong lịch sử tín dụng thì khả năng xét duyệt khoản vay là rất thấp.

Dư nợ đầu kỳ, cuối kỳ

Dư nợ đầu kỳ là khái niệm nói về khoản tiền khách hàng đã vay và được giải ngân trong thời gian đầu.

Ngược lại, dư nợ cuối kỳ là khái niệm nói về khoản tiền còn dư lại trong kỳ trả nợ cuối cùng. Nếu khách hàng thanh toán đầy đủ, đúng hạn thì dư nợ cuối kỳ sẽ bằng 0.

Dư nợ giảm dần

Dư nợ giảm dần sẽ xuất hiện khi tính lãi suất vay ngân hàng trả góp. Lãi suất được tính trên dư nợ giảm dần có nghĩa là dư nợ gốc ban đầu trừ đi số tiền gốc mà khách hàng đã trả cho những kỳ trước.

Hậu quả của dư nợ quá hạn

Khi đến kỳ thanh toán các khoản vay tín chấp, vay thế chấp,…nhưng khách hàng không trả nợ thì sẽ được gọi là dư nợ quá hạn. 

Lúc này, khách hàng phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng do dư nợ quá hạn gây ra như sau:

  • Chịu phí trả chậm, phí trễ hạn,…Nếu dư nợ quá hạn kéo dài thì khoản nợ sẽ phát sinh thành nợ xấu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến lịch sử tín dụng của khách hàng.
  • Khách hàng không được phép vay tiền tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng với mọi hình thức vay vốn.
  • Khách hàng không còn quyền sử dụng thẻ tín dụng.
  • Đối với các dư nợ quá hạn dài, khách hàng dù thanh toán đầy đủ thì cũng phải mất một khoảng thời gian để tổ chức tín dụng xác nhận.
  • Khách hàng khi nằm trong nhóm nợ xấu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ở ngân hàng và các đơn vị tài chính khác. Bởi mọi dữ liệu của khách hàng đều có trên hệ thống CIC nợ xấu, chỉ cần tra cứu thông tin là sẽ có kết quả.
  • Trường hợp khách hàng sử dụng tài sản đảm bảo để đăng ký vay thế chấp nhưng không thanh toán đúng hạn thì khả năng cao các đơn vị tài chính sẽ thu hồi tài sản.
Hậu quả khách hàng phải chịu khi có dư nợ quá hạn
Hậu quả khách hàng phải chịu khi có dư nợ quá hạn

Hậu quả của dư nợ quá hạn để lại là vô cùng nghiêm trọng. Khách hàng trước khi có ý định vay cần lập ra kế hoạch thanh toán nợ, kiểm soát chi tiêu hiệu quả. Chỉ như vậy, khách vay mới có khả năng thanh toán đúng hạn và tránh xa khỏi những rủi ro từ dư nợ quá hạn.

Phân loại cấp bậc nhóm dư nợ thẻ tín dụng

Có 5 nhóm dư nợ thẻ tín dụng mà khách hàng cần ghi nhớ bao gồm:

  • Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn

Bao gồm các khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng hạn theo thỏa thuận hợp đồng và các khoản nợ đang trong thời hạn hoặc các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.

  • Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý

Bao gồm những đối tượng khách hàng có khoản nợ quá hạn từ 10 – dưới 30 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ ban đầu.

  • Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn

Là khoản nợ thanh toán chậm từ 30 – dưới 90 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ ban đầu dưới 30 ngày hoặc các khoản nợ được miễn/giảm do người đi vay không có đủ khả năng thanh toán đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

  • Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ

Là khoản nợ thanh toán chậm từ 90 – dưới 180 ngày. Khoản nợ có cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 – dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại ban đầu.

  • Nhóm 5: Dư nợ có nguy cơ mất vốn

Là các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại ban đầu. 

Bên cạnh đó, còn có các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lần thứ hai và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, đã bao gồm chưa quá hạn và đã quá hạn.

Lãi suất dư nợ được tính thế nào?

Lãi suất dư nợ được tính theo 3 công thức chính bao gồm:

Tính lãi suất theo dư nợ gốc

Tính lãi suất theo dư nợ gốc có nghĩa khách hàng dù vay theo hình thức trả góp hay không thì tháng đầu kỳ/cuối kỳ vẫn tính lãi theo số tiền ban đầu khách vay được giải ngân.

Lãi suất = Số tiền giải ngân ban đầu x Lãi suất vay

Ví dụ: Chị A vay 50 triệu đồng trong 12 tháng với lãi suất 12%/năm. Lúc này, lãi suất theo dư nợ gốc chị phải trả là: 50.000.000 x 12% = 6.000.000 (VND)

Tính lãi suất theo dư nợ giảm dần

Tính lãi suất theo dư nợ giảm dần mang đến lợi ích cho người đi vay vì đây là cách tính lãi theo dư nợ còn lại sau khi đã qua các kỳ trả góp cho ngân hàng.

Cách tính lãi suất theo dư nợ giảm dần như sau:

Lãi suất tháng đầu tiên = Số tiền vay x Lãi suất tháng

Lãi suất tháng thứ 2 = Số tiền dư nợ còn lại x Lãi suất tháng

Lãi suất tháng thứ n = Số tiền dư nợ còn lại x Lãi suất tháng

Tính lãi suất dư nợ quá hạn

Tùy vào ngân hàng, đơn vị tài chính cho vay mà cách tính lãi suất dư nợ quá hạn sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, đa phần các đơn vị tài chính đều áp dụng công thức:

Lãi quá hạn = Nợ gốc chưa thanh toán x Lãi suất quá hạn x Thời gian quá hạn

Lãi suất quá hạn = Lãi suất thỏa thuận trên hợp đồng x 150%

Cách thức kiểm tra và thanh toán dư nợ thẻ tín dụng

Để kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng, khách hàng có thể thông qua 4 kênh chính bao gồm:

  • Mobile Banking: Truy cập vào ứng dụng Mobile Banking, nhấn chọn vào Tài Khoản và Tài khoản thẻ tín dụng để kiểm tra.
  • Internet Banking: Khách hàng kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng thông qua website hoặc ứng dụng điện thoại bằng tài khoản ngân hàng điện tử.
  • Ngân hàng: Khách hàng trực tiếp đến quầy giao dịch để kiểm tra dư nợ thẻ tín dụng
  • Tổng đài của đơn vị tài chính: Gọi điện đến số điện thoại do đơn vị tài chính cung cấp để kiểm tra.

Với trường hợp khách hàng cần thanh toán dư nợ thẻ tín dụng thì nên thực hiện thông qua các hình thức thanh toán sau:

  • Thanh toán tại ngân hàng: Khách hàng trực tiếp đến ngân hàng để thanh toán dư nợ với tiền mặt hoặc chuyển khoản.
  • Thanh toán online: Thực hiện thanh toán với app Mobile Banking hoặc Internet Banking.
  • Thanh toán qua cây ATM: Chọn cây ATM cùng ngân hàng và thực hiện chuyển tiền đến số tài khoản ngân hàng nhận thanh toán dư nợ thẻ tín dụng.

Kinh nghiệm tránh để bị dư nợ thẻ tín dụng

Cách tốt nhất để không bị dư nợ tín dụng đó là:

  • Hạn chế rút tiền mặt từ thẻ tín dụng vì khi rút, khách hàng phải chịu thêm phí và lãi suất rút tiền do ngân hàng quy định.
  • Có kế hoạch quản lý chi tiêu hiệu quả nhằm tránh trường hợp tiêu xài quá mức.
  • Bảo mật thẻ tín dụng tuyệt đối để không bị kẻ xấu xâm nhập.
  • Chỉ nên mở 1 thẻ tín dụng duy nhất để kiểm soát chi tiêu dễ dàng.
  • Bảo mật mọi thông tin liên quan đến thẻ tín dụng để khi gặp trường hợp không hay thì khách hàng có thể đối chiếu thông tin, đem ra làm minh chứng.
  • Lựa chọn ngân hàng/dòng thẻ tín dụng có lãi suất thấp nhằm giảm bớt áp lực tài chính.
  • Thường xuyên kiểm tra các giao dịch chi tiêu trong tháng.
  • Khi xảy ra vấn đề trong chi tiêu cần liên hệ trực tiếp đến bộ phận chăm sóc khách hàng để được tư vấn, hỗ trợ giải quyết.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về khái niệm dư nợ là gì cũng như các kiến thức liên quan. Mong rằng, qua bài viết này, khách hàng đã trang bị đầy đủ kiến thức để hiểu rõ tầm quan trọng của dư nợ. Từ đó, không phạm phải dư nợ quá hạn và sử dụng thẻ tín dụng một cách an toàn, hợp lý nhất.

Rate this post

Leave a Comment