Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, giải ngân là một thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến mỗi khi khách hàng thực hiện xong thủ tục đăng ký vay vốn. Dù có mức độ phổ biến cao nhưng không phải ai cũng hiểu rõ giải ngân là gì.
Chính vì vậy, nhằm giúp người đi vay có thêm nhiều kiến thức thú vị về giải ngân, chúng tôi sẽ đề cập mọi thông tin chi tiết về khái niệm, các phương thức, quy trình giải ngân,.. ở trong bài viết dưới đây. Các bạn hãy cùng chú ý theo dõi nhé!
Mục lục
Giải ngân là gì? Hiểu sao cho đúng?
Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng để nói đến việc các tổ chức tín dụng/ngân hàng chi ra một khoản tiền cho khách vay theo đúng thỏa thuận hợp đồng đã ký kết.
Tùy vào gói sản phẩm vay khách hàng lựa chọn mà mỗi người sẽ nhận được khoản tiền khác nhau thông qua chuyển khoản hoặc tiền mặt.
Khách hàng nhận được tiền giải ngân khi đã hoàn thành đầy đủ thủ tục vay vốn, thông tin trong hồ sơ, hợp đồng và hơn hết, phải được tổ chức tín dụng xét duyệt. Số lần thực hiện giải ngân sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.
Ví dụ:
Chị A muốn vay tín chấp tại công ty tài chính X. Chị A đăng ký gói vay tiền nhanh với hạn mức 10.000.000 VND. Chị hoàn thành thủ tục vay vốn, điền đầy đủ thông tin trong hồ sơ.
Sau một khoảng thời gian chờ đợi, hồ sơ của chị được xét duyệt. Lúc này, chị A và công ty X sẽ ký kết hợp đồng vay vốn. Khi mọi thứ đã được hoàn thành, công ty X giải ngân cho chị A theo hình thức chuyển khoản.
Các hình thức giải ngân phổ biến hiện nay
Mỗi khách hàng khi thực hiện vay vốn đều có mục đích, nhu cầu khác nhau. Do đó, có nhiều hình thức giải ngân được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng, cụ thể:
- Giải ngân phong tỏa: Là hình thức áp dụng cho khách hàng đăng ký vay vốn với mục đích mua hàng hóa, BĐS, ô tô, mua nhà, mua điện máy,…Số tiền giải ngân sẽ được chuyển vào trong tài khoản nhưng không thể rút ra cho đến khi khách hàng hoàn tất quá trình mua bán hàng hóa và có đầy đủ hồ sơ pháp lý.
- Giải ngân không phong tỏa: Là hình thức giải ngân cho phép khách hàng rút tiền từ tài khoản để sử dụng cho mục đích riêng. Thông thường, hình thức này áp dụng cho các hồ sơ vay tín chấp với hạn mức từ 10 – 500 triệu đồng.
Các phương thức giải ngân vốn cho vay cần biết
Hiện nay, có 3 phương thức giải ngân vốn cho vay mà khách hàng cần nắm rõ bao gồm:
Giải ngân vốn cho vay không dùng tiền mặt
Là phương thức các tổ chức, đơn vị tài chính phải tiến hành giải ngân theo các hình thức tín dụng khác, không phải tiền mặt. Thông thường, khoản tiền cho vay sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng của khách hàng.
Lưu ý, tài khoản ngân hàng mà khách vay đăng ký phải là tài khoản chính chủ. Đồng thời, đây cũng là tài khoản khách vay cung cấp cho tổ chức trong hợp đồng vay vốn.
Giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt
Phương thức giải ngân vốn bằng tiền mặt chỉ được áp dụng cho một vài trường hợp cụ thể như sau:
- Khách thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng không có tài khoản ngân hàng.
- Khách hàng là bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán hoặc đã ứng nguồn vốn có sẵn để thanh toán, chi trả các chi phí cho các dự án mà tổ chức tín dụng quyết định cho vay theo quy định của pháp luật.
- Bên thụ hưởng là tổ chức sử dụng vốn nhà nước được phép thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Giải ngân vốn cho vay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
Tổ chức tín dụng được phép giải ngân vốn cho vay không dùng tiền mặt hoặc bằng tiền mặt trong các trường hợp sau:
- Khách hàng thực hiện thanh toán cho bên thụ hưởng có tài khoản thanh toán ở tổ chức cung ứng dịch vụ toán với khoản vay trong hợp đồng không vượt quá 100.000.000 VND.
- Khách hàng thực hiện thanh toán cho bên thụ hưởng là tổ chức sử dụng vốn của Nhà Nước được thanh toán bằng tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Người vay cần chuẩn bị giấy tờ gì để giải ngân?
Để quá trình giải ngân diễn ra nhanh chóng nhất, người đi vay cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ quan trọng sau đây:
- Hồ sơ pháp lý
- CMND/CCCD/Passport còn hiệu lực
- Sổ hộ khẩu/KT3
- Giấy đăng ký kết hôn/Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Hồ sơ tài chính
- Hợp đồng lao động còn hiệu lực
- Bảng sao kê lương
- Đối với doanh nghiệp: Cần có giấy đăng ký doanh nghiệp, sổ sách bán hàng, hóa đơn,…
- Đối với nguồn thu từ việc cho thuê tài sản: Cần có giấy tờ chứng minh thu nhập từ tài sản cho thuê
- Hồ sơ tài sản đảm bảo
- Có giấy phép đăng ký liên quan đến tài sản đảm bảo
- Giấy tờ cá nhân: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu,..
- Hồ sơ mục đích sử dụng vốn
- Giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn (Ví dụ: Hợp đồng mua bán, giấy đặt cọc,…)
- Đối với mục đích xây sửa nhà cần có bản dự toán, dự toán chi phí,..
- Đối với mục đích kinh doanh cần có giấy phép kinh doanh, nhu cầu vốn trong tương lai,…
Quy trình giải ngân vốn ngân hàng
Quy trình giải ngân vốn ngân hàng diễn ra nhanh chóng chỉ với 5 bước cơ bản bao gồm:
- Bước 1: Đăng ký vay vốn và thu thập thông tin của khách hàng
- Bước 2: Khách vay chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay vốn
- Bước 3: Ngân hàng thẩm định hồ sơ vay
- Bước 4: Tiến hành xét duyệt hồ sơ
- Bước 5: Giải ngân theo các hình thức phổ biến
Quy trình giải ngân vốn khi vay tiền online
Quy trình giải ngân khi vay tiền trực tuyến tương tự với quy trình giải ngân vốn ngân hàng. Khách vay cần trải qua 5 bước để nhận tiền giải ngân nhanh chóng.
Thời gian nhận tiền giải ngân thường bao lâu?
Thời gian khách hàng nhận tiền giải ngân phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố sau:
- Khách hàng lựa chọn hình thức vay tín chấp hay thế chấp
- Hồ sơ vay vốn của khách vay đầy đủ hay thiếu thông tin
- Quy trình thẩm định, giải ngân của mỗi đơn vị, tổ chức tài chính đều khác nhau
Trong trường hợp khách hàng vay với điều kiện lý tưởng thì thời gian nhận tiền giải ngân nhanh nhất với hồ sơ tín chấp là 1 – 2 ngày và với hồ sơ thế chấp là 7 – 10 ngày.
Các lưu ý để nhận tiền giải ngân nhanh
Khách vay muốn nhận tiền giải ngân nhanh chóng thì cần chú ý đến 3 điều quan trọng bao gồm:
- Khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của đơn vị/tổ chức tài chính. Lưu ý: Đối với các bản photo thì cần có công chứng, thời gian công chứng còn hiệu lực từ 3 – 6 tháng tùy theo quy định của mỗi đơn vị.
- Khách vay có nhiệm vụ trả nợ đầy đủ, đúng hạn hoặc tất toán hồ sơ trước hạn. Nhờ đó mà điểm tín dụng của khách hàng cao hơn và được hỗ trợ giải ngân nhanh chóng trước những lần vay tiếp theo.
- Đối với các khoản vay thế chấp, khách hàng cần đảm bảo mục đích sử dụng vốn trong suốt thời gian thanh toán nợ. Phải sử dụng nguồn vốn giải ngân với mục đích phù hợp với pháp luật để được giải ngân nhanh chóng cho lần vay tới.
Kinh nghiệm vay tiền nhanh, an toàn
Khách hàng khi vay tiêu dùng lãi suất thấp hay vay tiền trả góp theo tháng chỉ cần CMND và hộ khẩu nên ghi nhớ những kinh nghiệm quý báu như sau:
- Cần đảm bảo thanh toán đúng hạn để không gây ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng. Nếu thanh toán chậm, khách vay phải chịu thêm chi phí trả chậm. Trường hợp nặng hơn nữa, khách vay có nguy cơ nằm trong nhóm nợ xấu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống vật chất, tinh thần.
- Khách hàng chỉ nên vay tiền online khi có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng.
- Nên lựa chọn đơn vị/tổ chức cho vay uy tín, chất lượng.
- Cần có kế hoạch thanh toán đúng hạn.
Top các đơn vị cho vay tiền nhanh, giải ngân trong ngày
Lãi suất là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay. Đơn vị tính là %/năm. Số tiền khách hàng có thể vay tối đa. Thời hạn ngân hàng cho vay tối đa. Lãi suất 12 – 18% Hạn mức 500đ - 30 triệu Thời hạn 3 – 12 tháng Lãi suất 12 – 20% Hạn mức 100 ngàn - 20 triệu Thời hạn 1 tháng Lãi suất 12 – 18,25% Hạn mức 500 ngàn - 10 triệu Thời hạn 3 – 6 tháng Lãi suất 12 – 20% Hạn mức 250 ngàn - 15 triệu Thời hạn 3 – 6 tháng Lãi suất 18.3% Hạn mức 1 triệu - 10 triệu Thời hạn 3 – 6 tháng
Đối tác
Lãi suất
Tham khảo công cụ tính lãi vay công cụ tính lãi vayHạn mức
Thời hạn
12 – 18%
500đ - 30 triệu
3 – 12 tháng
Đăng ký vay
12 – 20%
100 ngàn - 20 triệu
1 tháng
Đăng ký vay
12 – 18,25%
500 ngàn - 10 triệu
3 – 6 tháng
Đăng ký vay
12 – 20%
250 ngàn - 15 triệu
3 – 6 tháng
Đăng ký vay
18.3%
1 triệu - 10 triệu
3 – 6 tháng
Đăng ký vay
Những câu hỏi thường gặp
Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh giải ngân. Nhằm giúp khách vay hiểu rõ hơn về quy trình giải ngân, chúng tôi đã tổng hợp một vài câu hỏi thường gặp và giải thích chi tiết tại đây:
Tần suất giải ngân thế nào?
Không có một con số cố định nào cho tần suất giải ngân. Bởi điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như: Ngân hàng, đối tượng khách vay, hạn mức vay, mục đích sử dụng vốn,…
Bên thụ hưởng là gì?
Bên thụ hưởng sẽ bao gồm: Pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và rất nhiều thành phần khác có quyền thụ hưởng các khoản thanh toán, chi trả từ khách hàng trong việc mua bán hàng hóa, tài sản,…
Bên quản lý tiền là ai?
Bên quản lý tiền là đơn vị nhận lệnh xuất tiền từ quyết định giải ngân.
Khi rút tiền có phải là giải ngân không?
Rút tiền KHÔNG phải giải ngân. Chính xác thì rút tiền là việc khách hàng lấy ra số tiền đã gửi ngân hàng hoặc tiền trong thẻ tín dụng trả trước. Đây là nguồn tiền thuộc quyền sở hữu của khách hàng và khi thực hiện rút tiền, họ không cần cung cấp hồ sơ giống giải ngân.
Giải ngân có rủi ro không?
Rủi ro lớn nhất của giải ngân chính là nợ xấu. Tình trạng nợ xấu luôn là vấn đề lớn nhất mà khách hàng phải đối mặt.
Bên cạnh đó, nếu nợ xấu xảy ra, ngân hàng cho vay sẽ giảm uy tín và tổng số dư nợ lớn sẽ làm giảm khả năng thanh toán tiền gửi vào trong ngân hàng.
Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn vốn. Thậm chí còn có thể gây ra sự hỗn loạn trong nền kinh tế.
Kết luận
Mọi thông tin trên đã giải thích rõ ràng giải ngân là gì và giúp cho bạn có được góc nhìn tổng quan nhất về các vấn đề xoay quanh hoạt động này. Hy vọng bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức để quá trình vay vốn diễn ra với điều kiện thuận lợi nhất.