Hướng dẫn cách kiểm tra CIC đơn giản và chi tiết nhất 2022

Nếu như bạn đã từng vay tiền tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng chắc hẳn đã nghe qua nghiệp vụ “Check CIC”. Vậy, bạn đã hiểu rõ CIC là gì chưa? Tầm ảnh hưởng của nó đến với người đi vay thế nào? Cách kiểm tra CIC cá nhân ra sao?…

Tất cả những vướng mắc trên sẽ được giải đáp thông qua bài viết dưới đây của chúng tôi. Cùng đọc để hiểu rõ hơn nhé!

CIC là gì? Vai trò của CIC

CIC là cụm từ viết tắt của Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc Gia Việt Nam. Đây là hệ thống đang được hoạt động và phát triển dưới sự điều hành của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

Chức năng chính của hệ thống này là:

  • Đăng ký tín dụng quốc gia, thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích thông tin tín dụng cho các cá nhân, tổ chức.
  • Chấm điểm, xếp hạng tín dụng để giúp ngân hàng, tổ chức vay hạn chế và phòng ngừa tối đa các rủi ro không đáng có khi cho vay. 
  • Xác thực thông tin tín dụng của khách hàng, giúp ngân hàng hay tổ chức tín dụng kiểm tra CIC một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất. 
  • Cung cấp các loại hình dịch vụ, sản phẩm tín dụng theo như quy định của pháp luật.

CIC hoạt động khi có các thông tin của khoản vay, tên khách hàng, tổ chức cho vay, giá trị khoản vay,… Khi nhận được các thông tin trên, CIC liên lục cập nhật, tổng hợp các cơ sở dữ liệu mới nhất, trình báo lên để người sử dụng hệ thống nắm bắt được lịch sử tín dụng một cách rõ ràng và cụ thể nhất. 

Nhờ vào các kết quả này mà các đơn vị hỗ trợ cho vay nhanh có thể biết khách hàng đăng ký vay vốn có rơi vào tình trạng nợ xấu không. Từ đó đưa ra quyết định có phê duyệt khoản vay hay không.

Ý nghĩa khi check CIC

Việc check CIC (kiểm tra CIC) mang ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng và với người đi vay. 

Check CIC đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng được xem là căn cứ để quyết định có mở thẻ tín dụng hay xét duyệt khoản vay của khách hàng vay không. Bên cạnh đó còn quản lý được thông tin của khách hàng một cách hiệu quả và nhanh chóng giữa các ngân hàng. 

Check CIC có ý nghĩa quan trọng trong việc vay vốn, mở thẻ tín dụng
Check CIC có ý nghĩa quan trọng trong việc vay vốn, mở thẻ tín dụng

Đối với khách hàng, việc kiểm tra CIC cá nhân giúp họ có thể biết được các mối quan hệ tín dụng và các khoản vay của bản thân. Không những thế còn có thể đánh giá xem mình có đủ điều kiện để đăng ký vay hay mở thẻ tín dụng không.

Quy định các nhóm nợ trên CIC

Nợ xấu được CIC phân loại trong quá trình sắp xếp các dữ liệu thông tin liên quan đến tín dụng với 5 nhóm sau đây:

Nhóm 1 – Nợ đủ tiêu chuẩn

  • Các khoản nợ của nhóm này được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc, lãi đúng thời hạn. 
  • Trường hợp khoản nợ quá hạn 10 ngày trở xuống vẫn nằm trong nhóm nợ này, tuy nhiên sẽ phải đóng phạt vì trả nợ trễ hạn. 

Nhóm 2 – Nợ cần chú ý 

  • Nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày sẽ được xếp loại vào nhóm nợ này. 
  • Phải qua thời hạn 12 tháng thì mới có thể xóa nợ trên hệ thống. 

Nhóm 3 – Nợ dưới tiêu chuẩn

  • Đây là nhóm nợ có các khoản vay quá hạn từ trên 90 – 180 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh lại thời hạn trả nợ nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày.
  • Các khoản nợ được giảm hoặc miễn lãi do không đủ khả năng thanh toán lãi.

Nhóm 4 – Nợ nghi ngờ mất vốn

  • Nhóm nợ này có các khoản vay quá hạn từ trên 181 – 360 ngày. 
  • Các khoản nợ điều chỉnh lại thời hạn thanh toán lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn thanh toán điều chỉnh lại lần đầu. 
  • Các khoản nợ điều chỉnh lại thời gian thanh toán lần hai. 

Nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn

  • Các khoản nợ quá 360 ngày, điều chỉnh lại thời gian thanh toán lần đầu quá hạn từ 90 ngày theo thời gian điều chỉnh lần đầu. 
  • Các khoản nợ điều chỉnh lại thời gian trả nợ lần hai quá hạn trả nợ điều chỉnh lần 2. 
  • Các khoản nợ điều chỉnh lại thời gian thanh toán lần ba trở lên dù chưa quá hạn hay đã quá hạn.
  • Các khoản nợ khoanh, chờ xử lý. 

Các thức kiểm tra CIC chi tiết nhất

Khách hàng có thể kiểm tra CIC thông qua một số phương pháp phổ biến như sau: 

Kiểm tra CIC cá nhân tại trung tâm tín dụng

Bạn có thể đến trực tiếp các trung tâm tín dụng để yêu cầu được kiểm tra lịch sử tín dụng cá nhân. Lưu ý với hình thức kiểm tra này bạn sẽ mất một khoản phí nhỏ. 

Kiểm tra CIC thông qua ngân hàng

Để thực hiện kiểm tra CIC bằng phương thức này, bạn cần phải thực hiện thông qua 3 bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký vay tiền tại ngân hàng.
  • Bước 2: Cung cấp số chứng minh thư để ngân hàng tiến hành tra cứu lịch sử tín dụng cá nhân của bạn.
  • Bước 3: Sau khi tra cứu xong ngân hàng sẽ thông báo kết quả. 

Kiểm tra CIC thông qua website của trung tâm tín dụng

 Bạn truy cập trực tiếp vào website CIC để tra cứu thông tin thông qua các bước sau:

Phương pháp kiểm tra CIC phong phú, đa dạng
Phương pháp kiểm tra CIC phong phú, đa dạng
  • Bước 1: Truy cập vào trang chủ CIC. 
  • Bước 2: Điền đầy đủ thông tin cá nhân và tải lên 3 hình mặt trước, sau của chứng minh thư và một ảnh của bạn để đăng ký tài khoản. 
  • Bước 3: Nhập mã OTP, xác nhận đăng ký và sau đó kiểm tra email lấy thông tin tài khoản. 
  • Bước 4: Đăng nhập vào hệ thống CIC và tiến hành kiểm tra lịch sử tín dụng ở phần thông tin cá nhân.

Kiểm tra CIC bằng ứng dụng CIC

 Bạn chỉ cần tải ứng dụng CIC về máy và tiến hành theo các bước như sau:

  • Bước 1: Đăng ký tài khoản theo hướng dẫn của hệ thống.
  • Bước 2: Đợi CIC kiểm tra và phê duyệt tài khoản (quá trình này diễn ra từ 1-3 ngày).
  • Bước 3: Sau khi hệ thống phê duyệt thành công, bạn tiến hành truy cập vào mục khai thác báo cáo, xem kết quả báo cáo. 

Nợ xấu và CIC có mối liên quan như thế nào?

Trên thực tế, nợ xấu chính là một phần việc trong kiểm tra CIC, vai trò của nó vô cùng quan trọng đối với hệ thống này. Các ngân hàng trong quá trình hoạt động sẽ thường xuyên báo cáo, cập nhập dữ liệu khách hàng lên hệ thống CIC. 

Đồng thời họ cũng thường xuyên kiểm tra hệ thống này để nắm rõ lịch sử và tình trạng tín dụng của khách hàng. Xem xét có cho khách hàng vay hay mở thẻ tín dụng cá nhân hay  không. 

Tầm ảnh hưởng khi bị lưu nợ xấu trên CIC

  • Đối với nhóm nợ xấu 1 và 2: Khách hàng sẽ có khả năng vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Tuy nhiên với nhóm 2 thì khả năng được vay tiền sẽ bị hạn chế hơn nhóm 1, nhất là đối với các khoản vay tín chấp. 
  • Đối với nhóm nợ xấu 3, 4 và 5: Thông tin về những khoản nợ sẽ được hệ thống lưu trữ trong vòng 5 năm, trong khoản thời gian này bạn không thể vay vốn tại bất cứ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào.

Nợ xấu trên CIC có xóa được không?

Nợ xấu có được xoá hay không và nhanh hay chậm còn tuỳ vào trường hợp gặp phải. Sau đây là 2 trường hợp điển hình:

Nợ xấu do lỗi của khách hàng

Nếu kiểm tra CIC thấy nợ xấu xuất phát từ lỗi của khách hàng như thanh toán chậm thì quy trình xóa nợ sẽ tuân thủ theo 3 bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Kiểm tra chi tiết tình trạng nợ xấu trên CIC để biết tình trạng đang nợ thuộc nhóm mấy. 
  • Bước 2: Đến ngân hàng hay tổ chức tín dụng cho vay hoàn tất việc thanh toán lãi và gốc của khoản vay đang nợ. Lưu ý: cần giữ các giấy tờ và ghi rõ thời gian thanh toán khoản vay để xác nhận đã thanh toán khoản nợ.
  • Bước 3: Vào tháng kế tiếp, kiểm tra thông tin tín dụng trên hệ thống CIC một lần nữa để xác nhận nợ xấu đã được xóa hay chưa. 

Tuy nhiên lịch sử nợ xấu sẽ được lưu trữ lại một thời gian nhất định, tùy thuộc vào bạn đang thuộc nợ nhóm mấy. Nếu nhóm nợ 2, thời gian lưu trữ thông tin sẽ là 12 tháng còn nếu từ 3, 4, 5 thời hạn lưu giữ trong vòng 5 năm. 

Nợ xấu do lỗi của ngân hàng hoặc trung tâm tín dụng CIC

Nợ xấu trên CIC có xóa được không? Cách xóa nợ xấu là gì?
Nợ xấu trên CIC có xóa được không? Cách xóa nợ xấu là gì?

Nếu người vay thuộc trường hợp này, chỉ cần thực hiện 4 bước sau là có thể xóa nợ.

  • Bước 1: Kiểm tra tình trạng nợ xấu trên hệ thống CIC để biết mình đang thuộc nhóm nợ nào, số tiền nợ là bao nhiêu. 
  • Bước 2: Làm đơn khiếu nại gửi lên ngân hàng hoặc là trung tâm CIC. 
  • Bước 3: Gửi đơn trực tiếp đến các đơn vị trên để giải quyết. 
  • Bước 4: Nhận kết quả, kiểm tra lại tình trạng nợ xấu lại tại trang web CIC.

Nên làm gì khi bị giả thông tin vay tiền?

Nếu người vay bị giả mạo hay đánh cắp thông tin vay tiền thì họ không có nghĩa vụ phải thanh toán khoản vay đó. Tuy nhiên, để không phải thanh toán khoản vay thì người bị giả thông tin (người bị hại) cần phải chứng minh bản thân không phải là người thực hiện vay tiền. 

Khi biết mình bị dính nợ do bị người khác lợi dụng nên yêu cầu đơn vị cho vay xuất trình các chứng từ liên quan đến khoản vay như thời hạn vay, hạn mức, lãi suất,… Sau đó trình báo sự việc cho các cơ quan có thẩm quyền, tiến hành điều tra, xác minh, tìm ra phương pháp xử lý. 

Lưu ý quan trọng để không bị nợ xấu trên CIC

  • Đảm bảo thanh toán khoản vay theo đúng thời hạn quy định trong hợp đồng. 
  • Tính toán kỹ số tiền vay và khả năng trả góp, không nên vượt quá 50% thu nhập hàng tháng. 
  • Nếu lịch sử tín dụng trong 2 năm gần đây không tốt, khuyến cáo không nên vay thêm khoản tiền nào nữa. 
  • Sử dụng thẻ tín dụng một cách có kế hoạch, không nên tiêu xài quá đà. 

Cảnh báo lừa đảo từ CIC

Với hiện trạng lừa đảo của tội phạm công nghệ như hiện nay, hệ thống kiểm tra CIC đã đưa ra một số khuyến cáo với khách hàng khi bị giả thông tin vay. Cụ thể như sau:

  • Cần tuân thủ chặt chẽ các biện pháp bảo mật thông tin cá nhân cũng như cẩn trọng trong việc chia sẻ các thông tin cá nhân cho các bên cung cấp dịch vụ.
  • Cẩn trọng với các hình thức yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tên tài khoản, mật khẩu, mã OTP,…
  • Không nên truy cập vào các đường link hay liên kết trong tin nhắn, email lạ, không rõ nguồn gốc.
  • Không thanh toán tiền cho bất kỳ đơn vị nào mạo danh CIC để cung cấp báo cáo tín dụng hoặc đề nghị các khoản vay.

Trong trường hợp nghi ngờ, phát hiện bị các đối tượng giả danh CIC lừa đảo, bạn cần thông báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền hoặc gọi đến số HOTLINE của CIC để báo cáo. 

Để tránh những trường hợp không đáng có xảy ra, CIC khuyến khích các tổ chức cá nhân chỉ sử dụng dịch vụ, sản phẩm thông tin thông qua trang chủ CIC.

Kết luận 

Bài viết trên là những thông tin chi tiết về hệ thống kiểm tra CIC mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Hi vọng qua đây, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc kiểm tra nợ xấu CIC, tránh được những trường hợp rủi ro không mong muốn. 

Rate this post

Leave a Comment