Nợ nhóm 2 là gì? Nợ xấu có vay vốn ngân hàng được không?

Với những khách hàng có lịch sử tín dụng – CIC tốt thường rất dễ vay tiền ngân hàng hay các đơn vị tài chính. Tuy nhiên, đối với một số khách hàng chẳng may bị nằm trong nhóm nợ xấu 2 thì cơ hội vay tiền trở nên khó khăn. 

Vậy, nợ nhóm 2 là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến việc bị nợ xấu nhóm 2? Cách xóa nợ nhóm 2 như thế nào? Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm ra câu trả lời nhé!

Định nghĩa nợ nhóm 2 là gì?

Nợ nhóm 2 được hiểu đơn giản là lịch sử vay tiền của khách hàng bị xếp vào nhóm khách có dư nợ cần chú ý. Thông thường những trường hợp bị xếp vào nhóm nợ này là do người đi vay đang có khoản nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày.

Khi thuộc trường hợp này, các nhân viên ngân hàng sẽ có nhiều yêu cầu hơn đối với người đi vay, bên cạnh đó khả năng vay được tiền cũng sẽ giảm đi cho tới khi khách hàng thanh toán được khoản còn nợ và tích lũy thêm cho mình nhiều điểm tín dụng. 

Nguyên nhân dẫn đến bị nợ xấu nhóm 2

Cẩn thận rơi vào tình trạng nợ xấu nhóm 2
Cẩn thận rơi vào tình trạng nợ xấu nhóm 2

Việc bị rơi vào tình trạng nợ xấu, cụ thể là nợ nhóm 2, đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do yếu tố khách quan hoặc là do yếu tố chủ quan từ khách hàng không muốn đóng tiền. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất: 

  • Tiền lương hàng tháng bị công ty chuyển lệch hơn 10 ngày so với ngày thanh toán nợ của ngân hàng. 
  • Đứng ra vay tiền dùm bạn bè, người thân trong gia đình nhưng họ lại không có khả năng thanh toán nợ. 
  • Không kiểm soát được chi tiêu, quẹt thẻ tín dụng với tần suất cao. 
  • Quên thanh toán khoản vay hoặc là chậm trễ trong việc thanh toán dẫn đến tình trạng thanh toán trễ hơn 10 ngày. 
  • Làm chứng minh tài chính giả.
  • Không nghe thấy hoặc cố tình không nghe điện thoại khi ngân hàng thông báo đến thời hạn thanh toán tiền.  
  • Các yếu tố khách quan khác như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn,…làm ảnh hưởng đến khả năng vay.

Nợ xấu nhóm 2 có được duyệt vay tiếp tại ngân hàng?

Khi đã rơi vào tình trạng nợ nhóm 2 này thì hầu hết các ngân hàng sẽ không hỗ trợ cho khách vay tiền trả góp hay mở thêm thẻ tín dụng. 

Cách duy nhất để người vay thoát ra khỏi tình trạng này là thanh toán khoản dư nợ và đợi hệ thống CIC cập nhập lại sau 12 tháng. Hoặc có thể đăng ký vay thế chấp hay cần bên thứ 3 bảo lãnh cho khoản vay. 

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều đơn vị tài chính và app cho vay hỗ trợ nợ xấu nhóm 2 như: Home Credit, FE Credit, Doctor Đồng, ACS Việt Nam,… Chỉ cần khách vay có CMND hợp lệ, chính chủ hoặc là CCCD là có thể tiến hành đăng ký vay. 

Để tăng tỷ lệ xét duyệt hồ sơ thành công cũng như nhận được hạn mức và ưu đãi về lãi suất, người vay cần cung cấp thêm những giấy tờ chứng minh thu nhập cá nhân và các chứng từ tất toán khoản vay ở hợp đồng trả góp trước đó. 

Hướng dẫn vay tiền online khi bị nợ xấu

Đối với những đối tượng khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 2 thì vẫn có thể tiếp tục vay tín chấp tại một số ngân hàng như VPBank, OCB hay các công ty tài chính như FE Credit, HD SAISON, MCredit,…

Điều kiện

Nợ nhóm 2 cần đáp ứng những điều kiện gì để vay tiền tiếp?
Nợ nhóm 2 cần đáp ứng những điều kiện gì để vay tiền tiếp?

Ngoài những điều kiện thông thường thì khách hàng thuộc nợ nhóm 2 cần phải đáp ứng thêm một số điều kiện như sau:

  • Có bản sau sao kê lịch sử tín dụng và thẻ tín dụng thể hiện tình trạng nợ.
  • Thư xác nhận tình trạng của các khoản nợ và các giấy tờ liên quan đi kèm đến việc dư nợ trễ, số ngày quá hạn.
  • Không có nợ quá hạn tại thời điểm hiện tại và giấy xác nhận nợ tái cơ cấu. 

Thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị

  • Chứng minh thư/thẻ căn cước/ hộ chiếu còn thời hạn sử dụng. 
  • Số hộ khẩu thường trú hoặc giấy xác nhận tạm trú.
  • Hợp đồng lao động và bảng sao kê 3 tháng lương gần nhất. 
  • Bảng sao kê thẻ tín dụng và bảng báo cáo số lần trả chậm.
  • Xác nhận có nợ tái cơ cấu hay không và các giấy tờ chứng minh không có nợ quá hạn trong thời gian gần nhất. 
  • Các giấy tờ khác tùy theo yêu cầu của bên hỗ trợ cho vay.  

Các bước đăng ký

  • Bước 1: Thanh toán các khoản nợ xấu, nợ quá hạn đang còn phát sinh. Hoặc nhờ người bảo lãnh, sử dụng tài sản đảm bảo để tiến hành đăng ký vay.
  • Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ và phương án giải trình việc phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn sao cho phù hợp nhất. 
  • Bước 3: Lựa chọn đơn vị hỗ trợ cho vay phù hợp với nhu cầu và điều kiện của bản thân. 
  • Bước 4: Truy cập vào trang web đơn vị tài chính hay ngân hàng hỗ trợ cho vay đã lựa chọn và tiến hành đăng ký theo hướng dẫn. 
  • Bước 5: Phối hợp với bên cho vay thực hiện thẩm định khoản vay.
  • Bước 6: Nhận tiền giải ngân nếu khoản vay của bạn được xét duyệt thành công. 

Thanh toán khoản vay tiền online trả góp như thế nào?

Cũng như những khách hàng bình thường, khách hàng thuộc nợ nhóm 2 cũng thanh toán khoản vay tiền online trả góp thông qua 3 cách phổ biến:

  • Thanh toán trực tuyến qua tài khoản ngân hàng của bên cho vay thông qua ứng dụng Internet Banking.
  • Thanh toán trực tiếp tại các địa điểm thu hộ như Viettel Post, Vinmart,…
  • Thanh toán qua ví điện tử: Thanh toán qua ví Momo, Zalo Pay, Payoo,…

Nợ xấu nhóm 2 xóa được không? Bao lâu được xóa?

Nợ xấu nhóm 2 có thể xóa trong thời hạn 12 tháng
Nợ xấu nhóm 2 có thể xóa trong thời hạn 12 tháng

Nợ nhóm 2 vẫn có thể được xóa nợ. Theo như quy định của nhà nước, những khách hàng thuộc nhóm nợ xấu 2 sau thời hạn 12 tháng mới có thể được xóa. 

Dù khách hàng đã thanh toán đủ số tiền gốc cũng như lãi tại thời điểm hiện tại, nhưng sau 12 tháng thị hệ thống tín dụng quốc gia mới cập nhập dữ liệu, khi đó lịch sử nợ xấu mới hoàn toàn biến mất. 

Lưu ý quan trọng để tránh rơi vào nợ xấu nhóm 2

Để tránh rơi vào tình trạng nợ nhóm 2 hay bất kỳ mức nhóm nợ xấu nào, người vay cần lưu ý một số điều như sau:

  • Cần biết được khả năng thanh toán nợ của bản thân tới đâu để lựa chọn được gói vay phù hợp nhất.
  • Cần cân nhắc kỹ lưỡng về mức lãi suất, hạn mức, kỳ hạn cho vay của từng đơn vị.
  • Trong quá trình vay vốn cần liên tục cập nhập thông tin về dư nợ trên CIC. 
  • Chủ động thanh toán khoản vay đúng thời hạn và tốt nhất nên thanh toán trước thời hạn từ 2-3 ngày. 
  • Nên lựa chọn hình thức thanh toán đơn giản, thuận tiện nhất cho bản thân. 
  • Lập kế hoạch chi tiêu, kiểm soát chi phí trong việc chi tiêu hằng ngày để không phải sử dụng thẻ tín dụng với tần suất lớn. 
  • Lên kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, sinh lời để lấy lợi nhuận thanh toán nợ. 
  • Trường hợp không đủ khả năng thanh toán khoản vay, bạn cần gặp mặt và trao đổi trực tiếp với bên cho vay để đôi bên cùng tìm ra giải pháp phù hợp nhất. 

Kết luận 

Nợ nhóm 2 tuy vẫn được một số ngân hàng hay tổ chức tài chính hỗ trợ cho vay nhưng chung quy sẽ bị hạn chế một số quyền lợi như hạn mức, lãi suất, kỳ hạn thanh toán.

Vì vậy, khách hàng cần lưu ý nhanh chóng thanh toán số dư nợ còn lại, tăng khả năng xét duyệt khoản vay cũng như được hưởng một số chính sách ưu đãi. Và, cách tốt nhất là nên lựa chọn gói vay phù hợp với nhu cầu, điều kiện và khả năng của bản thân để không rơi vào tình trạng nợ xấu.

Rate this post

Leave a Comment