Chuyển tiền nhầm lừa đảo: xuất hiện thêm thủ đoạn mới năm 2024

Chỉ trong đầu năm 2022, đã có không biết bao nhiêu vụ “chuyển tiền nhầm” và khiến chủ sở hữu tài khoản mất tiền oan. Dù các ngân hàng đã phát đi thông tin cảnh báo khách hàng nhưng vẫn có nhiều trường hợp không hay xảy ra. Để cảnh giác và bảo vệ an toàn cho số dư tài khoản, bạn nên tham khảo chi tiết bài viết về sự việc chuyển nhầm tiền tại đây.

Các hình thức lừa đảo “chuyển tiền nhầm”

Các thủ đoạn lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi hơn. Nếu chủ sở hữu tài khoản ngân hàng không cẩn thận thì rất có thể bị dính vào bẫy mà kẻ xấu đã giăng ra sẵn. Và dưới đây chính là 3 hình thức lừa đảo chuyển nhầm tiền được áp dụng phổ biến nhất:

Gọi điện thoại nhờ chuyển trả lại số tiền bị chuyển nhầm

Hình thức đầu tiên mà chủ tài khoản nên ghi nhớ đó là khi nhận được một khoản tiền lạ trong tài khoản và đột nhiên có người gọi điện đến nhờ chuyển lại. Đây chính là chiêu thức lừa đảo được các đối tượng xấu sử dụng rộng rãi trong khoảng thời gian gần đây. 

Cụ thể với hình thức lừa đảo này, kẻ xấu sẽ “chuyển nhầm” tiền đến số tài khoản của mục tiêu. Tiếp đó, mục tiêu sẽ nhận được một cuộc gọi điện và yêu cầu trả lại số tiền được chuyển vào trong tài khoản.

Kẻ xấu thuyết phục mục tiêu đăng nhập vào một dịch vụ chuyển tiền khác thông qua đường link lạ có mức độ bảo mật kém. Trong đường link này, mục tiêu phải điền một số thông tin được hiển thị, thông thường bạn sẽ phải đăng nhập bằng số tài khoản ngân hàng và mật khẩu.

Khi điền xong, toàn bộ số tiền trong tài khoản của mục tiêu sẽ bị rút sạch và kẻ xấu đã thực hiện thành công hành vi lừa đảo của mình.

Hướng dẫn vào website giả mạo ngân hàng để đánh cắp thông tin tài khoản

Một kịch bản lừa đảo nữa mà các chủ sở hữu tài khoản ngân hàng nên cẩn trọng, đó là đánh cắp thông tin khi người dùng truy cập vào website giả mạo ngân hàng.

Để thực hiện chiêu trò lừa đảo với kịch bản này, kẻ xấu sẽ lập ra một website giả mạo ngân hàng với giao diện giống gần như tuyệt đối. Tiếp đó, các đối tượng lừa đảo tìm kiếm trên mạng thông tin về những trường hợp khách hàng bị chuyển khoản nhầm vào tài khoản.

Nhằm có được sự tin tưởng của khách hàng, các đối tượng lừa đảo phải đóng giả nhân viên hỗ trợ của ngân hàng để khắc phục các sự cố chuyển nhầm. Tại thời điểm mà nạn nhân tin là thật, nhóm đối tượng gửi đường link đăng nhập vào website giả mạo nhằm đánh cắp thông tin tài khoản.

Khi đã có được đầy đủ thông tin tài khoản ngân hàng, kẻ xấu thực hiện chiếm đoạt tiền và bỏ trốn.

Cố tình chuyển tiền nhầm với nội dung cho vay nợ

Ngoài các kịch bản phổ biến trên, nhóm đối tượng lừa đảo còn nghĩ ra một kịch bản khác đó là cố tình chuyển nhầm tiền để khiến chủ tài khoản dính líu đến đường dây cho vay nặng lãi.

Đầu tiên, kẻ xấu sẽ gửi tiền đến số tài khoản của mục tiêu, kèm theo đó là nội dung liên quan đến cho vay tiền online .

Trong cùng ngày, mục tiêu nhận được tin nhắn thông báo của công ty tài chính về việc đã giải ngân khoản vay. Và đây cũng là thời điểm mục tiêu dính phải khoản vay mà mình không hề đăng ký.

Thủ đoạn chuyển tiền nhầm với nội dung cho vay nợ
Thủ đoạn chuyển tiền nhầm với nội dung cho vay nợ

Một số thủ đoạn lừa đảo với cách thức tương tự

Trên thực tế, có rất nhiều vụ chuyển tiền nhầm vào tài khoản và mỗi vụ đều có thủ đoạn lừa đảo khác nhau. Để tránh được những thủ đoạn tinh vi đó, bạn cần nắm rõ thêm một vài chiêu thức lừa đảo sau:

Giả mạo nhân viên ngân hàng giới thiệu dịch vụ rút tiền thẻ tín dụng miễn phí

Thủ đoạn lừa đảo mới mà kẻ gian sử dụng đó là giả mạo thành nhân viên ngân hàng rồi mời người bị hại rút tiền từ thẻ tín dụng miễn phí.

Theo đó, đối tượng lừa đảo sẽ gọi điện hoặc nhắn tin giới thiệu dịch vụ rút tiền mặt từ thẻ tín dụng với nhiều ưu điểm vượt trội nhằm lôi kéo khách hàng. Trường hợp người bị hại đồng ý thì phải cung cấp thông tin bao gồm: Thẻ, số thẻ, mã CVV, CMND,…

Thậm chí, những đối tượng lừa đảo còn có thể sử dụng chiêu trò tinh vi hơn nữa bằng cách yêu cầu người bị hại che đi mã CVV trước khi gửi thông tin.

Tiếp đó, kẻ xấu sẽ yêu cầu khách hàng gửi mã hợp đồng đến số điện thoại. Tuy nhiên, đây chỉ là cách nói khác của mã OTP của giao dịch trừ tiền thẻ tín dụng.

Sau khi giao dịch được thực hiện, khách hàng có thể nhận được tiền chuyển khoản đến nhưng sẽ ít hơn rất nhiều so với số tiền ghi nợ trên thẻ tín dụng. Trường hợp xấu hơn nữa, kẻ gian còn sử dụng thẻ nhằm thực hiện các hành vi phạm pháp, chiếm đoạt toàn bộ hạn mức trong thẻ của người bị hại.

Giả mạo nhân viên nhà mạng mời nâng cấp sim 5G 

Không chỉ sử dụng chiêu trò giới thiệu dịch vụ rút tiền, các đối tượng lừa đảo còn giả mạo nhân viên để mời nâng cấp sim.

Kịch bản lần này của các kẻ gian đó là giả danh nhân viên nhà mạng và liên hệ đến với mục tiêu nhằm thông báo nâng cấp sim điện thoại từ 4G – 5G. Đối tượng sẽ sử dụng nhiều chiêu trò để lôi kéo khách hàng nâng cấp.

Nếu mục tiêu đồng ý, kẻ gian sẽ chiếm lấy quyền sử dụng sim điện thoại và thực hiện đổi mật khẩu email, liên hệ nhà mạng để truy vấn CMND. Khi đã có được email, CMND và cả số điện thoại, đối tượng xấu dễ dàng thay đổi mật khẩu Internet Banking và chiếm đoạt toàn bộ tài sản của người bị hại.

Thủ đoạn giả mạo nhân viên nhà mạng mời nâng cấp lên sim 5G
Thủ đoạn giả mạo nhân viên nhà mạng mời nâng cấp lên sim 5G

Thông báo trúng thưởng và yêu cầu gửi tiền đặt cọc

Bên cạnh những chiêu trò trên, kẻ gian còn sử dụng thêm một chiêu trò nữa đó là thông báo trúng thưởng và yêu cầu mục tiêu phải gửi tiền đặt cọc để nhận phần thưởng.

Đây là một chiêu trò quen thuộc, được cảnh báo rất nhiều qua các phương tiện truyền thông đại chúng nhưng vẫn có nhiều người mắc bẫy. Kẻ xấu sẽ liên hệ với mục tiêu và thông báo rằng họ đã trúng một phần thưởng có giá trị lớn. Để lấy được lòng tin của mục tiêu, đối tượng lừa đảo sẽ ăn nói một cách thuyết phục và đưa ra những thông tin đáng tin cậy.

Khi mục tiêu tin tưởng, kẻ xấu gửi số tài khoản và yêu cầu chuyển tiền đặt cọc. Tại thời điểm giao dịch thành công, đối tượng lừa đảo sẽ biến mất và không có phần thưởng nào được trao cho người bị hại cả.

Làm gì khi nhận được tiền từ người lạ chuyển vào?

Có người chuyển nhầm tiền vào tài khoản thì phải làm thế nào? Chắc hẳn bạn cũng đang rất thắc mắc về điều này. Dưới đây sẽ là những biện pháp quan trọng cần được khắc cốt ghi tâm khi có số tiền lạ chuyển đến: 

Tuyệt đối không được chuyển hoàn trả lại cho bất kỳ ai

Chuyển tiền nhầm tài khoản không trả lại là điều cần ghi nhớ đầu tiên khi nhận được tiền từ người lạ. Thay vì hoàn trả, người nhận được nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để được hỗ trợ và giải quyết.

Chẳng may đây là số tiền từ những kẻ lừa đảo thì chủ tài khoản ngân hàng sẽ gặp phải rất nhiều rắc rối.

Còn nếu trong trường hợp thực sự có người vô tình chuyển nhầm thì phía ngân hàng sẽ đứng ra giúp bạn xử lý và hoàn trả lại cho chủ nhân của số tiền.

Không được sử dụng số tiền “bị chuyển nhầm” đó

Tiền “bị chuyển nhầm” tuyệt đối không được động vào hay sử dụng. Đây không phải là khoản tiền rơi từ trên trời xuống nên nếu chủ tài khoản sử dụng thì sẽ phải trả một cái giá rất đắt.

Cụ thể, theo khoản 1, Điều 579 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định: “Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu; nếu không tìm được chủ sở hữu thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

Điều này nghĩa là nếu sau khi nhận được số tiền lạ, đã biết rõ đây là tài sản của người khác, không trả lại chủ sở hữu mà vẫn cố tình sử dụng sẽ được coi là hành vi cố ý chiếm giữ tài sản trái phép.

Phụ thuộc vào giá trị khoản tiền và tính chất hành vi mà người thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính, nặng nhất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đến trực tiếp ngân hàng để yêu cầu in sao kê

Để đảm bảo an toàn nhất khi có số tiền lạ được gửi đến, chủ tài khoản ngân hàng nên đến trực tiếp ngân hàng nhằm yêu cầu sao kê. Nếu số tiền bị chuyển nhầm ấy có vấn đề, ngay lập tức nhân viên ngân hàng sẽ hỗ trợ và khắc phục trọn vẹn cho khách hàng.

Liên hệ ngay đến cơ quan công an 

Các chiêu trò chuyển tiền nhầm có thể khiến chủ tài khoản ngân hàng dính líu đến vay tiền nóng gấp, vay tiền xã hội đen. Nhằm tránh trường hợp bị rơi vào bẫy nợ, chủ tài khoản nên liên hệ trực tiếp với cơ quan công an để được giải quyết tốt nhất.

Cảnh giác với các tin nhắn và cuộc gọi lạ

Lưu ý cuối cùng mà bạn cần ghi nhớ đó là cảnh giác tuyệt đối với các tin nhắn, cuộc gọi lạ. Nếu nhận được những cuộc gọi, tin nhắn như vậy, hãy bỏ qua, chặn hoặc liên hệ với cơ quan công an để nhận sự trợ giúp.

Chuyển tiền nhầm là một thủ đoạn lừa đảo tinh vi và cực kỳ chiêu trò của kẻ gian. Nếu không cẩn thận, bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo này. Hãy cảnh giác mọi lúc mọi nơi để đảm bảo an toàn cho bản thân và tài sản trong tài khoản ngân hàng.

Rate this post

Leave a Comment